Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025 | 23:20

Hỏi - Đáp

Trường hợp lao động nữ mang thai đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

11/02/2015

Câu hỏi: chị A vào làm việc tại Ngân hàng X từ tháng 10 năm 2011 theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tháng 10 năm 2013, chị A có thai và theo chỉ định của thầy thuốc là nếu chị A tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, chị cần phải nhập viện ngay để điều trị và theo dõi. Do không thể đi làm được nữa, chị A làm đơn gửi Ngân hàng X đề nghị được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngân hàng X cho rằng, chị A đã vi phạm thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao

Câu hỏi: chị A vào làm việc tại Ngân hàng X từ tháng 10 năm 2012 theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tháng 10 năm 2014, chị A có thai và theo chỉ định của thầy thuốc là nếu chị A tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, chị cần phải nhập viện ngay để điều trị và theo dõi. Do không thể đi làm được nữa, chị A làm đơn gửi Ngân hàng X đề nghị được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngân hàng X cho rằng, chị A đã vi phạm thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản, khoản 2 Điều 43 Bộ Luật Lao động (2012) nên chị không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Chị A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng hay sai? Chị có được nhận trợ cấp thôi việc không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật Lao động (2012): lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời gian mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tùy thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. Do đó chị A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp trên là đúng pháp luật và chị A vẫn được nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 37, Điều 48 Bộ Luật Lao động.

 Thanh Tùng - Phó Chủ nhiệm UBKT