Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025 | 23:04

Hỏi - Đáp

Trường hợp nào doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội?

10/03/2017

Năm 2016, ông Lê Thanh Hải (TP. Hà Nội) thành lập và trực tiếp làm giám đốc công ty, không hưởng lương. Ông Hải thuê kế toán bán thời gian, nhân viên bán hàng 4giờ/ngày, hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Ông hỏi, ông có phải đóng BHXH cho các nhân viên không?

Năm 2016, ông Lê Thanh Hải (TP. Hà Nội) thành lập và trực tiếp làm giám đốc công ty, không hưởng lương. Ông Hải thuê kế toán bán thời gian, nhân viên bán hàng 4giờ/ngày, hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Ông hỏi, ông có phải đóng BHXH cho các nhân viên không?

Nếu ông Hải ký lần 2 hợp đồng lao động dưới 3 tháng với các nhân viên nêu trên thì công ty ông có phải đóng BHXH cho nhân viên không và phải làm thủ tục gì với cơ quan BHXH tại địa bàn?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời ông Thanh Hải như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012; Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, giám đốc (người quản lý doanh nghiệp) không hưởng lương và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 3 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Trường hợp sau khi hợp đồng lao động dưới 3 tháng hết thời hạn mà tiếp tục ký lần 2 hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì chỉ được ký thêm một lần theo quy định, người sử dụng lao động và người lao động vẫn không thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Trong thời gian công ty không có người thuộc đối tượng tham gia BHXH thì không phải làm thủ tục gì với cơ quan BHXH.

Sau khi hết hạn hợp đồng lần 2, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và người sử dụng lao động phối hợp với người lao động lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động kể từ khi hợp đồng mới có hiệu lực./.

 

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ