Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025 | 23:01

Kiến thức đời sống

Những thực phẩm ăn nhiều có thể bị tiểu đường

02/03/2015

Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần tránh ăn đường và đồ ngọt là có thể tránh xa bệnh tiểu đường.

Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần tránh ăn đường và đồ ngọt là có thể tránh xa bệnh tiểu đường.

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin.

Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra những biến chứng khủng khiếp cho người bệnh và có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, tiểu đường đang trở thành vấn nạn của thời đại bởi số người mắc căn bệnh này đang tăng lên nhanh chóng.

Một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn nhiều tinh bột và sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn.

Đương nhiên, với tất cả mọi người, tinh bột là một thành phần chính không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của tất cả mọi người. Đây là một thành phần dinh dưỡng lành mạnh và cần thiết.

Tuy nhiên, bạn nên hiểu, nếu như bạn có nguy cơ cao với căn bệnh tiểu đường, ví dụ như bạn đang thừa cân hoặc có lượng cholesterol cao, hoặc trong gia đình bạn có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, thì việc giảm bớt lượng tinh bột là điều cần thiết.

Hãy nhìn nhận đúng vai trò của tinh bột để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Ngoài ra, ăn nhiều chất béo cũng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn những người khác.


Bạn nên tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình, nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường như đã nói ở trên, hãy giảm bớt những thực phẩm sau trong bữa ăn của mình:

1. Gạo trắng:

GS Shigeru Yamamoto, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và văn hóa ẩm thực châu Á, Đại học Jumoji, Tokyo, Nhật Bản cho rằng nguyên nhân người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng mắc bệnh tiểu đường là do sử dụng nhiều gạo trắng.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trên mạng trực tuyến Couriermail cũng đưa ra kết luận tương tự, rằng những người ăn gạo trắng thường xuyên có nguy cơ tiểu đường tuýp 2 cao hơn các thực phẩm tinh bột khác.

Theo nghiên cứu trên, những người ăn ít nhất năm bữa gạo trắng một tuần sẽ có thêm 17% nguy cơ mắc tiểu đường hơn những người ăn cùng con số trên trong vòng một tháng.

Các nhà khoa học cũng cho rằng sử dụng gạo lứt, gạo lật nảy mầm sẽ làm giảm mức độ đáp ứng đường máu sau ăn hơn so với gạo trắng. Hơn nữa, gạo lứt, gạo lật nảy mầm còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo trắng và còn tác dụng giảm béo phì.

2. Trứng:

Trứng tuy rất bổ dưỡng nhưng lại là loại thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa - là những chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, đàn ông ăn 7 quả trứng/tuần tăng 58% nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Với phụ nữ, con số này là 77%.

Vì thế, các bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn tối đa 6 quả trứng/tuần để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Khoai tây:

Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng, song chúng lại có chỉ số glycemic (GI) cao - yếu tố gây tăng nhanh và mạnh lượng đường huyết.

Nếu bạn ăn quá nhiều khoai tây và trong một thời gian dài, sự xuất hiện nhiều đợt biến động này sẽ phá huỷ tế bào tuyến tụy - nơi sản sinh hoóc môn insulin để chuyển hóa đường trong máu.

Nghiên cứu trên gần 85.000 phụ nữ trong một thời gian dài của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy những người ăn nhiều khoai tây nhất dễ mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn người ăn ít nhất trong vòng 20 năm, và nguy cơ chênh tới 14%.

Đáng chú ý là trong nhóm ăn khoai tây rán, người nghiện món này có nguy cơ nhiều hơn 20% so với người ăn ít nhất.

 

Sưu tầm

Tin cùng chuyên mục