Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025 | 22:56

Tin TLĐ

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2024

20/12/2023

​Sáng 20.12, Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên thứ 2 để tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp.

Sáng 20.12, Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên thứ 2 để tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp.
Bối cảnh kinh tế đã có nhiều khởi sắc, cuối năm đơn hàng của doanh nghiệp tăng hơn; tăng trưởng chung khả quan hơn trong bối cảnh chung của thế giới. Ảnh: LDO
Trao đổi trước khi diễn ra phiên họp, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết: Tại phiên họp lần này, phía đại diện cho người lao động đưa ra 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,3% và 6,48%; thời điểm tăng lương tối thiểu từ 1.7.2024.
Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, bối cảnh kinh tế đã có nhiều khởi sắc, cuối năm đơn hàng của doanh nghiệp tăng hơn; tăng trưởng chung khả quan hơn trong bối cảnh chung của thế giới.
 “Hai phương án trên được đưa ra trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, cân nhắc nhiều mặt, gồm cả trách nhiệm chia sẻ với người sử dụng lao động. Hy vọng các bên sẽ có tiếng nói chung để đưa ra mức lương tối thiểu vùng phù hợp đáp ứng nhu cầu của người lao động, nhất là trong bối cảnh lương của khu vực công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ tăng, nên việc tăng lương cho người lao động là phù hợp” - ông Ngọ Duy Hiểu nói.
Lý giải mức tăng đề xuất lần này cao hơn so với phiên họp lần trước, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết, hiện tình hình kinh tế xã hội có dấu hiệu tốt hơn; trong khi đó, không đặt mục tiêu tăng lương tối thiểu từ 1.1.2024 vì những thủ tục pháp lý.
“Việc lùi 1 khoảng thời gian đó là yếu tố cần phải nâng mức tăng để bù đắp cho người lao động. Chúng tôi đồng tình với việc tăng lương tối thiểu vùng cùng với thời điểm tăng lương ở khu vực công, đảm bảo tính đồng bộ, thể hiện trách nhiệm chung ở cả 2 khu vực” - ông Ngọ Duy Hiểu nói.
Mức tăng cụ thể của 4 vùng theo phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,3% như sau:
Mức tăng cụ thể của 4 vùng theo phương án tăng lương tối thiểu vùng 6,48% như sau:
Tổng LĐLĐVN cũng tiếp tục sử dụng phương pháp xác định mức lương tối thiểu theo giờ dựa trên cơ sở quy đổi từ mức lương tối thiểu theo tháng tương ứng với số giờ theo thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 để quy đổi ra theo 2 phương án trên.
Tổng hợp báo cáo từ các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương về tình hình thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12.6.2022 của Chính phủ về mức lương tối thiểu năm 2022 (áp dụng từ 1.7.2022) cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện việc điều chỉnh theo mức tăng lương tối thiểu vùng của Nghị định (6%).
Một số doanh nghiệp chỉ điều chỉnh cho bộ phận người lao động có mức lương thấp, chỉ để đóng bảo hiểm mà không điều chỉnh đơn giá sản phẩm nên tiền lương thực tế không tăng (khoảng gần 30%).
Qua khảo sát của Tổng LĐLĐVN cho thấy, hầu hết người lao động và doanh nghiệp đánh giá cao sự phù hợp của mức tăng 6% được quy định trong Nghị định số 38, góp phần cải thiện tiền lương cho người lao động, quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia Hoàng Quang Phòng đồng ý với quan điểm cần phải điều chỉnh lương tối thiểu vùng, song ở mức bao nhiêu cần cân nhắc, đàm phán hài hòa, phù hợp trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia nhận định, hiện nay doanh nghiệp gặp khó khăn cả ở thương trường nội địa và quốc tế. Doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, giữ được việc làm cho người lao động đã rất khó. Nhiều doanh nghiệp đã phải rời khỏi thị trường lao động.
Về mức tăng bao nhiêu, ông Phòng cho rằng, phía đại diện doanh nghiệp sẽ cùng các cơ quan có liên quan, các thành viên khác bàn bạc đưa ra quyết sách cho phù hợp, trong phạm vi chấp nhận được.
Hạnh An - Bảo Hân (Báo Lao động)

Tin cùng chuyên mục