Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025 | 23:01

Gương tiêu biểu

Vai trò của phụ nữ CIC ngày càng được khẳng định

30/11/2020

Trong những năm vừa qua, Đảng ủy, Ban lãnh đạo CIC đã luôn quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi lao động nữ góp phần nâng cao vị thế, vai trò phụ nữ CIC.

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
CIC đã từng bước xây dựng phát triển hệ thống thông tin tín dụng ngày càng lớn mạnh với kho dữ liệu thông tin tín dụng (TTTD) quốc gia thống nhất, đầy đủ, có chất lượng trên nền tảng công nghệ cao. Hệ thống sản phẩm dịch vụ của CIC cũng được xây dựng rất phong phú, cung cấp đa dạng trên nhiều kênh (giao diện web, kênh kết nối trực tiếp, ứng dụng điện thoại thông minh) thuận tiện cho các đơn vị sử dụng. Các báo cáo, sản phẩm TTTD đã đáp ứng yêu cầu của Ban lãnh đạo NHNN trong công tác chỉ đạo điều hành, hoạch định chính sách, tham mưu cho các Vụ, Cục của NHNN ra quyết định. Các sản phẩm và dịch vụ cũng hỗ trợ các tổ chức tín dụng(TCTD) trong đánh giá khách hàng vay, quản trị rủi ro tín dụng. Số lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp hàng năm cho các TCTD tăng trưởng trung bình 20% năm trong khoảng 10 năm gần đây. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam đã trở thành một bộ phận gắn kết, không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng.
Hội thi "Duyên dáng áo dài phụ nữ CIC"
Cơ cấu tổ chức của CIC có tổng số 12 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 01 chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh.Với đặc thù là đơn vị trong Khối ngành Kinh tế, CIC có đội ngũcán bộ viên chức nữ khá hùng hậu, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của đơn vị. Trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) là 269 người, có 189cán bộ nữ chiếm 70%.Hầu hết các hoạt đông chuyên môn của CIC đều có công sức đóng góp của cán bộ nữ.
Cán bộ nữ CIC luôn được tạo điều kiện để phát triển
Trong những năm vừa qua, Đảng ủy, Ban lãnh đạo CIC đã luôn quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi lao động nữ góp phần nâng cao vị thế, vai trò phụ nữ CIC. Để triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ, CIC đã thành lập Ban vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN), trong đó cử 01 đồng chí Phó Tổng Giám đốc làm trưởng ban và các thành viên là đại diện lãnh đạo các phòng, BCH công đoàn. Ban VSTBPN của CIC đã thực hiện tốtvai trò tham mưu cho lãnh đạo đơn vị triển khai các hoạtđộng về công tác phụ nữ, bình đẳng giới. Tập trung vào một số nội dung quan trọng như sau:
Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về các nội dungliên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ được thực hiệnthường xuyên; Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ được kiện toàn; việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đếnbình đẳng giới được triển khai theo đúng quy định.
Hai là, luônchú trọng quan tâm đến công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nữ ở mọi lĩnh vực công tác. Hàng năm, CIC đã triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến các chương trình đào tạo của NHNN tới toàn thể CC, VC, NLĐ tại đơn vị. Phối hợp với Trường Bồi dưỡng Ngân hàng và một số đơn vị để tổ chức nhiều khóa học đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quản lý nhà nước, đấu thấu… phù hợp với công việc, vị trí, chức vụ, ngạch bậc; bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ được tham gia bồi dưỡng và đào tạo tương đương tỷ lệ cán bộ nữ tham gia hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cùng lĩnh vực; cán bộ nữ trong diện quy hoạch được tạo điều kiện tham gia các chương trình đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, của ngành Ngân hàng.
Ba là, vai trò của cán bộ nữ tại CIC ngày càng được khẳng định và thể hiện rõ nét ngay từ quá trình tham gia xây dựng cơ chế hoạt động của đơn vị, tham gia xây dựng quy trình nghiệp vụ, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của ngành liên quan đến hoạt động thông tin tín dụng. Đội ngũ cán bộ nữ của CIC đã hiện diện ở hầu hết các vị trí quản lý. Từ thực tế công tác, nhiều cán bộ nữ đã thể hiện được năng lực chuyên môn, năng lực quản lý điều hành, được đề bạt, bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng và đã có nhiều đóng góp cho sự thành công của CIC nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung.
Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai thực hiện các mục tiêubình đẳng giới. Các CB, VC, NLĐ nữ tại CIC luôn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa thể dục thể thao để nâng cao thể lực như tham gia câu lạc bộ yoga, cầu lông, tenis... Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để CC, VC, NLĐ nữ tham gia các giải phong trào như: cầu lông, tenis,…của CIC và ngành Ngân hàng tổ chức hàng năm. Bảo đảm các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế độ an toàn vệ sinh lao động...
Năm là, tạo điều kiện để Ban nữ công tổ chức các hoạt động nhân các dịp kỷ niệm hàng năm: ngày Quốc tế phụ nữ (8/3); ngày Gia đình Việt Nam (28/6); ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) với một số chương trình tiêu biểu như cuộc thi Ảnh đẹp với chủ đề: “Nét đẹp phụ nữ CIC” năm 2017; Các phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"; "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc". Tuyên truyền phổ biến thường xuyên,sâu rộng về quyền của phụ nữ, giữ gìn và xây dựng tổ ấm, nuôi dậy con cái,...
Sáu là, với tỷ lệ CC, VC, NLĐ nữ chiếm 70% /tổng số lao động tại CIC, công tác truyền thông về dân số, kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nữ luôn được quan tâm, chú trọng; bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hàng năm, tạo điều kiện, cân đối hỗ trợ kinh phí đáng kể để CC, VC, NLĐ nữ được khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Từ năm 2016 đến nay đã có 547 lượt lao động nữ được khám sức khỏe chuyên khoa ngoài chương trình khám sức khoẻ định kỳ.
Với những biện pháp được triển khai đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất là, số lượng, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020: 12/22 (chiếm 55%). Tỷ lệ nữ quy hoạch cấp ủy Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025:10/23 (chiếm 43%). Số chi bộ có bí thư là nữ trong Đảng bộ CIC là 3/5 chi bộ và luôn là các chi bộ trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ hai là, trong số 12 phòng chuyên môn có 09 phòng có tỷ lệ cán bộ nữ từ 70% trở lên, 10/13 Phòng chuyên môn có trưởng phòng là cán bộ nữ. Số lượng, tỷ lệ nữ giữ chức vụ lãnh đạo tại CIC (cấp phòng): 18/31 (chiếm 58%). Tỷ lệ nữ quy hoạch các chức vụ lãnh đạo nhiệm kỳ 2020-2025: 44/77 (chiếm 57%).
Thứ ba là, tỷ lệ nữ tham gia BCH Công đoàn CIC là 6/9 (chiếm 67%). Đội ngũ cán bộ nữ làm công tác Công đoàn mặc dù đều kiêm nhiệm nhưng hoạt động rất tích cực và hiệu quả. 100% CB, VC và NLĐ nữ chăm loviệc gia đình, làm tốt các công tác an sinh xã hội.Tham gia đầy đủ chương trình xây nhà “Mái ấm tình thương” tặng các hộ phụ nữ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tham gia chương trình “Hiến máu nhân đạo”...Mỗi năm, hàng chục chị em được nhận danh hiệu Phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, ghi sổ vàng truyền thống của đơn vị.
Qua 5 năm thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, các chỉ tiêu về bình đẳng giới tại CIC đều đạt và có cả vượt kế hoạch ở mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực đào tạo; mục tiêu bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, do vẫn còn khá nhiều ràng buộc bởi những khuôn mẫu về giới, phụ nữ vẫn là người đảm nhận chính các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái nên cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm sức và quỹ thời gian của chị em.Để xây dựng đội ngũ cán bộ nữ vững mạnh về số lượng và chất lượng, phát huy được vai trò, vị thế của đội ngũ nữ CB, VC, NLĐ, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:
Một là, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi kỹ năng mềm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc chuyên môn. Triển khai đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ quản lý, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nữ trong diện quy hoạch, tạo nguồn quy hoạch, bổ nhiệm nhằm đảm bảo thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Hai là, thực hiện tốt chính sách đối với phụ nữ, tạo môi trường thuận lợi, động viên phụ nữ sắp xếp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, phát huy những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, tự vươn lên của trong lao động, học tập, xây dựng gia đình và tham gia công tác xã hội.
Ba làthường xuyên quan tâm đến công tác cán bộ nữ, nâng cao tỷ lệ nữ được quy hoạch, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp, tỷ lệ nữ được bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là cấp Vụ.
Bốn là, duy trì việc xây dựng cụ thể các chương trình hành động hàng năm, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban VSTBPN tại các đơn vị cơ sở của Ngành. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, có gắn đặc thù hoạt động của từng đơn vị.
Năm là, tiếp tục kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác bìnhđẳng giới.Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội vềgiới, bình đẳng giới và pháp luật về bình đẳng giới.
Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục