Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ sáu, 10/01/2025 | 19:11

Tin hoạt động ngân hàng

Ngành Ngân hàng “đồng hành” cùng người vay tiền và người lao động

29/06/2020

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành linh hoạt các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau sự cố dịch Covid-19.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành linh hoạt các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau sự cố dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (CĐNHVN) cũng tổ chức hàng loạt các hoạt động chăm lo, đảm bảo an toàn cho đoàn viên, người lao động (ĐVNLĐ) cũng như hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch CĐNHVN Đào Minh Tú tặng Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp” đảm bảo an toàn vệ sinh lao động năm 2019
Chính sách linh hoạt, “cứu cánh” cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch
Từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm 1,0-1,5%/năm, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN. Cụ thể: Ngày 16-3, NHNN quyết định hạ một loạt lãi suất điều hành từ 0,5%-1%; tiếp đó, ngày 13/5, NHNN tiếp tục quyết định giảm mức lãi suất điều hành thêm từ 0,3 - 0,5 %.
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, theo chỉ đạo của Chính phủ, các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) đã tập trung nguồn lực để cho vay, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất, tổ chức các gói tín dụng ưu đãi, khoanh nợ gốc, giảm một phần lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vực lại sản xuất, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Theo NHNN, hệ thống các TCTD đã tích cực triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với lãi suất cho vay giảm mạnh từ 05-2,5%, thậm chí có NHTM còn giảm lãi suất cho vay tới 3-4%/năm.
Sau hơn 2 tháng triển khai quyết liệt, tất cả các TCTD, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều vào cuộc mạnh mẽ. Theo đó, đến 25/5/2020 đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224.000 khách hàng với dư nợ gần 152 nghìn tỷ đồng, miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 326.000 khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 767.607 tỷ đồng cho 196.369 khách hàng.
Thông tư 05/2020/TT-NHNN ngày 7/5 đã cụ thể hóa Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong việc hướng dẫn cho vay tái cấp vốn, lãi suất 0%, số tiền 16.000 tỷ đồng để NHCSXH cho người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay  trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch.
Đặc biệt, lãnh đạo NHNN đã toả đi trực tiếp tham gia chủ trì các hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại các địa phương nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Việc NHNN phối hợp với UBND các tỉnh, thành phổ tổ chức các hội nghị đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp trao đổi những khó khăn, đề đạt kỳ vọng cần được hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.
Cũng là các đơn vị bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19, nhiều ngân hàng, TCTD cũng tích cực tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí vận hành; một số đơn vị phải giảm lương, thưởng nhưng vẫn cố gắng đảm bảo quyền lợi của người lao động và hoạt động kinh doanh đáp ứng bình thường.
Thực tế hiện nay, các ngân hàng, TCTD đang tích cực đầu tư nâng công nghệ để triển khai các dịch vụ online như: tiết kiệm online, chuyển tiền online, thanh toán online,… nhằm tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực thực hiện các giao dịch trực tiếp, tiết kiệm chi phí thuê văn phòng.
Nhiều ngân hàng cũng đang tiếp cận với xu hướng quản lý, kinh doanh áp dụng công nghệ 4.0; nhiều ngân hàng đã hoàn thiện, thay thế, bổ sung công nghệ mới trong quản trị, điều hành theo công nghệ 4.0, như: Vietcombank, Agribank,..
Hầu hết các ngân hàng, TCTD vẫn đạt mục tiêu kinh doanh năm 2020 phấn đấu vẫn có lợi nhuận để đóng góp vào ngân sách, có thể lợi nhuận giảm so với kế hoạch đặt ra.
Trong bối cảnh đại dịch covid-19 toàn cầu vẫn còn diễn biến vô cùng phức tạp, đòi hỏi Chính phủ tiếp tục chỉ đạo sát sao đối với ngành Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương, NHNN  trong điều hành chính sách tiền tệ, chính sách về tỉ giá, chính sách về lãi suất, chính sách kiểm soát lạm phát để Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát và tăng trưởng kinh tế là vấn đề mấu chốt của nền kinh tế trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Đ/c Đào Minh Tú phát biểu chỉ đạo Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về lao động nữ; nói chuyện  chuyên đề “Phụ nữ thành công và hạnh phúc gia đình” tại Hà Nội
Nhiều hoạt động “hướng” tới chăm lo ĐVNLĐ và an toàn hệ thống các TCTD
Ngay sau khi Việt Nam chuyển sang giai đoạn chống dịch Covid-19 dài hơi, CĐNHVN cùng nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả thể hiện rõ nét vai trò, nhiệm vụ chăm lo đời sống, bảo vệ đoàn viên, người lao động, như:
Ngày 05 tháng 6 năm 2020, tại Phú Thọ, CĐNHVN tổ chức Lễ Hưởng ứng thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; an toàn kho quỹ và môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp” trong CNVCLĐ ngành Ngân hàng năm 2020.
Tại Lễ phát động, nhiều đơn vị đã tham luận về chủ đề này; Phòng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Phú Thọ và lực lượng PCCC các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tổ chức thao diễn công tác phòng chống cháy nổ, cứu người, tài sản tại nơi làm việc. CĐNHVN cũng khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác “Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảoan toàn vệ sinh lao động” năm 2019.
Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch CĐNHVN Đào Minh Tú,các hoạt động do CĐNHVN phát động, tổ chức đã trở thành cao trào, tạo sức lan tỏa sâu rộng, ghi dấu ấn đậm nét về việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng, có tác động tích cực trong toàn Ngành và đến toàn xã hội...
Phó Chủ tịch Thường trực CĐNHVN Nguyễn Văn Tân cho rằng hoạt động này giúp nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động, nhất là hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời điểm dịch bệnh COVID - 19, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động, không để dịch bệnh lây lan trong đoàn viên, người lao động; thực hiện các nghiệp vụ tham gia cải thiện điều kiện làm việc và môi trường làm việc; giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
Nhân Ngày gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; ngày 19/6, tại TP.Cần Thơ, CĐNHVN tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về lao động nữ, nói chuyện chuyên đề “Phụ nữ thành công và hạnh phúc gia đình” dành cho khu vực miền Nam.
Gần đây nhất, ngày25/6,CĐNHVN đã tổ chứcHội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về lao động nữ; nói chuyện  chuyên đề “Phụ nữ thành công và hạnh phúc gia đình” tại Hà Nội,có hơn 400 đại biểu nữ là cán bộ, nhân viên của ngành tham dự. 
Tại hội nghị, nhiều chính sách pháp luật về lao động nữ, những bí quyết để người phụ nữ thành công giữ gìn hạnh phúc gia đình cũng như cách phòng chống bạo lực gia đình được lãnh đạo NHNN, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Diễn giả chia sẻ.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN, Chủ tịch CĐNHVN Đào Minh Tú cho biết, với tỉ lệ nữ CBĐVNLĐ ngành Ngân hàng chiếm gần 60% như hiện nay, công tác nữ công luôn được Công đoàn các cấp quan tâm chỉ đạo sát sao và làm tốt công tác chăm lo và đại diện bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho lao động nữ. 100% các đơn vị trong ngành Ngân hàng đều thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đúng quy định của pháp luật về lao động, như: Hỗ trợ thai sản; tổ chức khám sức khỏe định kỳ;…
Cùng với đó là hàng loạt hoạt động được các địa phương, các ngân hàng tổ chức trong thời gian gần đây, như: trao nhà mái ấm tình thương cho hộ nghèo; biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo; hội nghị điển hình tiên tiến; hiến máu tình nguyện…
PV

Tin cùng chuyên mục