Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ sáu, 10/01/2025 | 18:38

Tin TLĐ

Ký kết tuyên bố chung về sáng kiến hợp tác khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19

23/06/2020

Chiều 22.6, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN phối hợp cùng VCCI, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam tổ chức ký kết tuyên bố chung về sáng kiến hợp tác khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19

Chiều 22.6, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam tổ chức ký kết tuyên bố chung về sáng kiến hợp tác khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với người lao động, doanh nghiệp (NLĐ, DN) ngành dệt may, da, giầy, túi xách Việt Nam.
Tham dự Lễ kí kết có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da, giày túi xách Phạm Thị Thanh Xuân, đại diện Công đoàn Hà Lan…
Đánh giá về những ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19, các bên nhận định: COVID- 19 đã tạo ra những tác động tiêu cực đến công ăn việc làm của người lao động ngành dệt, may, da, giày, túi xách.Hơn 1 triệu lao động trong tổng số 4,3 triệu lao động của 2 ngành công nghiệp này bị mất việc hoàn toàn.Số còn lại chỉ làm việc với 50 - 60% công suất và do vậy, thu nhập bị giảm đáng kể, chỉ còn bình quân 132 € /tháng, giảm khoảng 40% so với mức thu nhập bình quân trước dịch. Hơn 75% lao động trong ngành là phụ nữ, vốn là những người dễ bị tổn thương và chịu tác động nhiều nhất trong xã hội. Và chưa xác định được khi nào công việc sẽ được khôi phục trở lại.Dù các doanh nghiệp, tổ chức công đoàn đã cố gắng hết sức để duy trì việc làm, thu nhập cho người lao động, nhưng tình trạng mất việc và giảm thu nhập của 4,3 triệu lao động đã có tác động dây chuyền và ảnh hưởng đến đời sống của gần 3 triệu gia đình.
Với mong muốn chung tay, chung sức để vượt qua khủng khoảng, hướng tới xây dựng các ngành công nghiệp bền vững, thịnh vượng, Tổng LĐLĐVN - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Hiệp hội Dệt may Việt Nam- Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam thống nhất kêu gọi Chính phủ Việt Nam, Chính phủ các quốc gia thành viên EU, các đối tác, các nhãn hàng EU ủng hộ sáng kiến này trên cơ sở: Có cơ chế hỗ trợ kịp thời và thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID 19, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính;Tạo ra các cơ chế và hỗ trợ về nguồn lực để giúp các ngành công nghiệp dệt may, da, giày, túi xách trở thành ngành công nghiệp sáng tạo, có thể sản xuất ra các sản phẩm và áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững và thân thiện hơn với môi trường; Thúc đẩy sự phát triển của ngành, thông qua các hiệp định thương mại, từ đó tạo điều kiện để chúng tôi đào tạo cho người lao động và nâng cao khả năng tìm việc làm cho họ;Tăng cường trách nhiệm của nhãn hàng trong các chuỗi cung ứng để góp phần duy trì việc làm và sinh kế của người lao động;Đầu tư vào các quan hệ đối tác chiến lược, thúc đẩy và phát triển hơn nữa đối thoại xã hội phù hợp với bối cảnh Việt Nam và các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Phát biểu tại đây, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu đánh giá cao sáng kiến của 2 Hiệp hội với sự hỗ trợ của CĐ Hà Lantham gia đồng hành của VCCI. Theo ông, bản tuyên bố đã thể hiện mong muốn nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ trong 2 ngành đang gặp nhiều khó khăn này mong việc ký kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho NLĐ trước mắt và lâu dài. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN mong Chính phủ cácthành viên EU hiểu được tình hình việt Nam để có chính sách hỗ trợ DN, NLĐ vượt qua khó khăn, hiện thực hoá EVFTA vừa ký kết…
Đặng Lợi

Tin cùng chuyên mục