Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ bảy, 11/01/2025 | 02:54

Tin TLĐ

Một số quy định mới về chính sách lao động

29/10/2018

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật Lao động 2012.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật Lao động 2012.
Trong đó, đáng lưu ý là một số quy định mới về giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ), sử dụng lao động là người cao tuổi, kinh phí trả trợ cấp mất việc... được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như sau:
Sửa đổi Khoản 1 Điều 3 như sau:
1. Người giao HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã.
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
c) Người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật.
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động;
e) Người được người đại diện theo pháp luật quy định tại Điểm a hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điểm b Khoản này ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết HĐLĐ"
Sửa đổi Khoản 2 Điều 6 như sau: "Khi người sử dụng lao động (SNDLĐ) không có nhu cầu hoặc NLĐ cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ."
Sửa đổi Khoản 6 Điều 14 như sau:  Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động."
Bổ sung Điều 14a sau Điều 14 như sau:
Thời hạn thanh toán quyền lợi của NSDLĐ và NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ thuộc một trong các trường hợp sau:
1. NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
2. NSDLĐ hoặc NLĐ gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
3. NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 của Bộ luật lao động hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của Bộ luật lao động"
Theo congdoan.vn

Tin cùng chuyên mục