Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025 | 23:00

Trao đổi kinh nghiệm

Công đoàn với việc giám sát và phản biện xã hội (kỳ 3)

23/01/2018

Theo Hướng dẫn số 726/HD-TLĐ ngày 02/6/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN về việc “Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị”, việc giám sát của tổ chức công đoàn cần tập trung vào những nội dung sau:

Theo Hướng dẫn số 726/HD-TLĐ ngày 02/6/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN về việc “Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hộitheo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị”, việc giám sátcủa tổ chức công đoàn cần tập trung vào những nội dung sau: 

Thứ nhất, đối với cơ quan, tổ chức:Công đoàn từng cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ từng cấp Công đoàn; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao độngđể tổ chức giám sát cấp ủy Đảng, chính quyền đồng cấp về việc chỉ đạo triển khai và kết quả thực hiện chủ trương, đường lối trong phạm vi quản lý.Việc giám sát cần chú trọng các nội dung trọng tâm,như:

- Phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc làm, bảo đảm việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, đào tạo lại nâng cao trình độ cho người lao động; thuế thu nhập cá nhân; thi đua khen thưởng; các dự án nhà ở, hạ tầng xã hội và thiết chế văn hóa cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và người thu nhập thấp ở đô thị; giá dịch vụ thiết yếu do Nhà nước quản lý như giá điện sinh hoạt, giá nước sinh hoạt, giá nhiên liệu, giá viện phí, giá học phí...

- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch và sử dụng quỹ đất đai để thực hiện dự án xây nhà ở xã hội.

- Tiền lương, thu nhập; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; Bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động.

- Thực hiện Bộ Luật Lao động; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Công đoàn; Luật Việc làm và các luật khác có liên quan đến người lao động.

- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tổ chức hoạt động Ban thanh tra nhân dân và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức, viên chức và người lao động.

- Thực hiện các chính sách khác có liên quan đến người lao động (như chính sách đối với người lao động khi sắp xếp, cổ phần hóa, giải thể, phá sản doanh nghiệp v.v...).

Thứ hai, đối với cá nhân:Thực hiện giám sát đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, doanh nghiệp nhà nước về thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương Đảng, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, các luật liên quan khác và theo quyết định của cấp thẩm quyền giao phó.

 

Nguyễn Thái

Tin cùng chuyên mục