Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025 | 23:36

Trao đổi kinh nghiệm

Một số nội dung cơ bản về xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn (kỳ 2)

13/10/2017

Theo Điều 4 “Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn” được ban hành kèm theo Quyết định số 1602/QĐ-TLĐ ngày 15/9/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN

* Các hình thức kỷ luật trong tổ chức công đoàn:

Theo Điều 4 “Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn” được ban hành kèm theo Quyết định số 1602/QĐ-TLĐ ngày 15/9/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN (gọi tắt là Quy định), trong tổ chức công đoàn có các hình thức kỷ luật sau đây:

1. Đối với tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp và các tổ chức trong hệ thống công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.(i)

2. Đối với đoàn viên: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ. (ii)

3. Đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn).(iii)

4. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc.(iii)

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần lưu ý quán triệt tốt các nguyên tắc sau (Điều 3 Quy định):

- Vi phạm đến mức nào thì phải xử lý kỷ luật theo mức đó…

- Một nội dung vi phạm, chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật.

- Nếu vi phạm từ hai nội dung trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật nhưng phải chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với nội dung vi phạm nặng nhất (trừ trường hợp, phải xử lý kỷ luật bằng hình thức “buộc thôi việc”)…

* Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật:

Theo Điều 6 Quy định nói trên, cần lưu ý những trường hợp cụ thể sau đây chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật:

1. Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm chưa xem xét, xử lý kỷ luật:

a. Đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

b. Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tạm thời đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận.

c. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

2. Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm không xem xét, xử lý kỷ luật:

a. Đã qua đời.

b. Đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó lài trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.

c. Trước khi sự việc xảy ra đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.

d. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.

đ. Mất năng lực hành vi dân sự.

-------------

# Nội dung, hình thức kỷ luật xem chi tiết tại:

(i) Các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và Điều 27 Quy định;

(ii) Điều 7 và Điều 8 Quy định;

(iii) Các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 Quy định./.

NTT

Tin cùng chuyên mục