Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025 | 23:10

Sổ tay cán bộ công đoàn

Quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

06/09/2017

Ngày 01 tháng 09 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP “Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”.

Ngày 01 tháng 09 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP “Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”. Nghị định này có hiệu lực thi hành t ngày 21 tháng 10 năm 2017(thay thế Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; đồng thời bãi bỏ các Điều 32, 33, 34, 35 và 36 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức).

* Theo đó, mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là: Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

* Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:

1. Cán bộ trong các cơ quan nhà nước;

2. Công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi là cấp huyện); công chức xã, phường, thị trấn (gọi là cấp xã); công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập;

3. Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

* Nguyên tắccủa việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là:

1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

2. Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.

3. Đ cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

* Yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng là:

Việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

* Tại Nghị định này còn quy định chi tiết về đối tượng, điều kiện đào tạo; hình thức, nội dung cũng như chương trình, tài liệu bồi dưỡng,… và những vấn đề có liên quan đến việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức…

Chi tiết Nghị định xem tại đây

 

 Nguyễn Thái

Tin cùng chuyên mục