Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ bảy, 11/01/2025 | 12:01

Công tác nữ công

Thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng: Đạt các mục tiêu đề ra

14/09/2015

Chiếm tỷ lệ 56,7% với 60.427 lao động nữ, trong những năm qua, cán bộ, lao động nữ ngành Ngân hàng đã có những đóng góp to lớn trên mọi lĩnh vực hoạt động góp phần vào thành tựu chung của ngành Ngân hàng và công cuộc phát triển đất nước, được ghi nhận và đánh giá cao. Vai trò và vị trí của lao động nữ trong Ngành ngày càng được củng cố và phát huy khi Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN, cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị luôn quan tâm lãnh đạo công tác cán bộ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới,

Chiếm tỷ lệ 56,7% với 60.427 lao động nữ, trong những năm qua, cán bộ, lao động nữ ngành Ngân hàng đã có những đóng góp to lớn trên mọi lĩnh vực hoạt động góp phần vào thành tựu chung của ngành Ngân hàng và công cuộc phát triển đất nước, được ghi nhận và đánh giá cao. Vai trò và vị trí của lao động nữ trong Ngành ngày càng được củng cố và phát huy khi Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN, cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị luôn quan tâm lãnh đạo công tác cán bộ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển, phát huy năng lực, trí tuệ.

Đ/c Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc NHNN điều hành một cuộc họp tại cơ quan

Nhìn lại 5 năm thực hiện kế hoạch hành động, công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 9/10 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra như mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực đào tạo; mục tiêu bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe; mục tiêu nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Riêng chỉ tiêu 100% đơn vị có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ, ngành NH đã đạt 65% đến năm 2015, phấn đấu đến 2020 ngành NH sẽ đạt 100% kế hoạch đề ra.

Đây là kết quả của việc tích cực triển khai đồng bộ công tác bình đẳng giới hầu hết các cơ quan, các ngành, các cấp. Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi của các cấp lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành. Bên cạnh đó, là sự ủng hộ giúp đỡ của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo NHNN quan tâm, tạo điều kiện trong quá trình triển khai trực hiện. Cấp ủy và thủ trưởng các đơn vị trong ngành đã nghiêm túc triển khai kế hoạch tại đơn vị với nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng đơn vị nhằm xây dựng, tạo nguồn cán bộ nữ cũng như đảm bảo các quyền cơ bản của phụ nữ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ.

Hoạt động của nữ CNVCLĐ toàn Ngành

Để tiếp tục quán triệt, triển khai các văn bản của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, Ban VSTBPN ngành NH đề ra mục tiêu tổng quát giai đoạn 2016-2020. Theo đó, toàn ngành sẽ nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy các cấp, thủ trưởng đơn vị và các tổ chức đoàn thể đối với công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ ngành Ngân hàng được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; được nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của Ngành. Phấn đấu ngành Ngân hàng là một trong các ngành dẫn đầu về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Thực hiện mục tiêu này, Ngành Ngân hàng sẽ căn cứ vào Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 để ban hành Kế hoạch hành động của Ngành giai đoạn 2016-2020. Từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp đối với từng mục tiêu cụ thể và triển khai thực hiện trong toàn Ngành. Cùng với đó sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, Công ước CEDEW, Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 1/12/2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW đến năm 2020, Luật Bình đẳng giới và các văn bản liên quan nhằm nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho các cấp ủy, lãnh đạo chuyên môn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành.  Không chỉ gói gọn hoạt động này trong nội bộ lao động nữ của ngành, thời gian tới NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ lan toả rộng đến cộng đồng. Đó là các chính sách, công tác cho vay vốn ưu đãi với phụ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức, từ đó góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. NHNN cũng sẽ nghiên cứu, ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn quy hoạch, bổ nhiệm nhằm đảm bảo thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong Ngành.

Ngoài ra, căn cứ hướng dẫn của UBQG, trên cơ sở đặc thù của Ngành để hướng dẫn các Ban cơ sở xây dựng, kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban VSTBPN cơ sở. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động nữ, chú trọng cán bộ nữ trong diện quy hoạch và nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Thường xuyên rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các đơn vị để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn về bình đẳng giới phù hợp đặc thù của Ngành.

Đ/c Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc NHNN, 

UV BCH TW Hội LHPNVN, Trưởng ban VSTB Phụ nữ Ngành Ngân hàng

***

Một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

1 - Nâng cao tỷ lệ nữ được quy hoạch, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, tỷ lệ nữ được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là cấp trưởng. Phấn đấu 100% các đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ.

2 -  Nâng cao hơn nữa tỷ lệ nữ thạc sỹ, tiến sỹ ; tỷ lệ nữ tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước, tỷ lệ nữ tham gia các khóa bồi dưỡng về chính trị, ngoại ngữ, tin học.

3 – Nâng cao năng lực quản lý về bình đẳng giới đối với lãnh đạo chuyên môn, đoàn thể các đơn vị; Nâng cao kỹ năng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới..

Một số chỉ tiêu đã đạt được: Số đảng viên nữ chiếm tỷ lệ từ 51-53% trong tổng số đảng viên được kết nạp. Tỷ lệ nữ chiếm 44,4% trong tổng số cán bộ được quy hoạch trong toàn Ngành. Sau 05 năm triển khai thực hiện KHHĐ, đến nay, ngành Ngân hàng là một trong 15/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ có lãnh đạo Ngành là nữ. Đã có 65/101 đơn vị có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Tỷ lệ nữ chiếm 45% trong tổng số cán bộ tham gia cấp ủy. Tỷ lệ nữ được cử đi đào tạo sau đại học chiếm 56% trong tổng số được đào tạo sau đại học. Tỷ lệ nữ là thạc sỹ chiếm 57% trong tổng số cán bộ là thạc sỹ. Tỷ lệ nữ công chức, viên chức được đào tạo nâng cao về nghiệp vụ, chính trị, hành chính, tin học và ngoại ngữ chiếm 59,7% trong tổng số tham gia đào tạo, bồi dưỡng. 100% nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được khám sức khỏe định kỳ hàng năm. 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới được tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động ít nhất một lần.

 

 

Tin cùng chuyên mục