Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 09/01/2025 | 23:02

Kiến thức đời sống

8 nguyên nhân có thể gây suy giảm trí nhớ

01/09/2015

Mất trí nhớ không chỉ là căn bệnh của người cao tuổi, mà nó còn ảnh hưởng đến người trẻ. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến có thể làm suy giảm khả năng nhận thức của não bộ.

Mất trí nhớ không chỉ là căn bệnh của người cao tuổi, mà nó còn ảnh hưởng đến người trẻ. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến có thể làm suy giảm khả năng nhận thức của não bộ.


1. Thiếu ngủ

Theo Boldsky, giấc ngủ là thời gian để tái tạo lại cơ thể và giúp phục hồi các tế bào và mô. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Khi bạn không ngủ đủ giấc (dưới 8h/mỗi đêm), những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên một số điều, về lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ.

2. Căng thẳng

Khi bạn căng thẳng, bộ nhớ và não bộ phải chịu đựng và làm việc quá mức. Điều đó khiến bạn không thể tập trung vào bất cứ điều gì, đồng thời ngăn chặn quá trình lưu trữ những hồi ức trong não bộ.

3. Lạm dụng chất gây nghiện

Thuốc lá và các loại thuốc gây nghiện có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ của con người. Chúng làm suy giảm chức năng nhận thức, khiến não bộ hoạt động chậm chạp và lười biếng. Kết quả là trí nhớ sẽ kém dần.

4. Vấn đề về tuyến giáp

Suy giảm chức năng tuyến giáp có thể khiến cơ thể giảm sản sinh hormone tuyến giáp, làm chậm quá trình trao đổi chất, gây mệt mỏi và giảm trí nhớ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được phát hiện và điều trị kịp thời.

5. Mang thai

Ở phụ nữ mang thai, các hormone thai kỳ gây ra hiện tượng gọi là sương mù não thai. Các bà bầu sẽ có xu hướng quên lời, ngày tháng và thường đãng trí hơn. Bạn có thể quên những vấn đề đơn giản như nơi bạn cất giữ đồ vật.

6. Rượu

Uống quá nhiều rượu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên vùng nhớ hippocampus - phần não bộ có chức năng lưu trữ thông tin và hình thành ký ức; ngăn cản việc chuyển ký ức từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Bởi vậy những người uống rượu thường không thể nhớ những gì đã xảy ra trong suốt khoảng thời gian họ uống.

7. Trầm cảm

Nếu bạn đang trải qua giai đoạn trầm cảm, chán nản, bạn sẽ rất khó khăn để tập trung và ghi nhớ nhiều thứ. Cảm xúc tiêu cực bao gồm cả sự giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể làm cho bạn mau quên, mất khả năng tập trung.

8. Ăn uống thiếu dinh dưỡng

Khi cơ thể thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng nhất định, não bộ sẽ không được cung cấp đủ năng lượng, vì vậy bộ nhớ hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, bạn nên bổ sung một chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì trí nhớ khỏe mạnh.

 

Sưu tầm

Tin cùng chuyên mục