Lịch sử ngày 8/3 được biết đến từ cuộc đấu tranh của nữ công nhân ngành dệt tại Mỹ. Ngày 8/3/1857 công nhân ngành dệt đứng lên chống lại điều kiện làm việc khó khăn, tồi tàn với mức lương rẻ mạt và thời gian làm việc 12 giờ mỗi ngày.
Hai năm sau, cũng vào tháng 3, các nữ công nhân ngành dệt ở Mỹ đã thành lập công đoàn đầu tiên và đã giành được một số quyền lợi. Hơn 50 năm sau, vào ngày 8/3/1908, trên khắp các đường phố ở NewYork, 15.000 phụ nữ diễu hành đòi tăng lương, giảm giờ làm và hủy bỏ việc bắt trẻ em làm việc. Khẩu hiệu đấu tranh của họ là: bánh mỳ và hoa hồng. Bánh mỳ tượng trưng cho việc đảm bảo kinh tế gia đình và Hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn.
Cuộc đấu tranh của các nữ công nhân ngành dệt ở Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới. Trong phong trào đó, tiêu biểu là bà Clara Zetkin (người Đức), bà Georgia Luxembourg (người BaLan). Hai bà đã phối hợp với bà Crupxkaia (vợ đ/c Lênin) vận động thành lập Ban “Thư ký phụ nữ quốc tế”. Bà Claza Zetkin được cử làm Bí thư. Ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế II (Quốc tế xã hội chủ nghĩa), 100 đại biểu nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Claza Zetkin đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với khẩu hiệu: Ngày làm việc 8 giờ - Việc làm ngang nhau – Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, biểu dương ý chí đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội, vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em.
Năm 1975, Liên hiệp quốc đã lấy ngày 8/3 hàng năm là Ngày Quốc tế Phụ nữ. Năm 1977, Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày 8/3 như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hoa bình cho thế giới. Kể từ đó, ngày 8/3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho chị em ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Vào dịp 8/3, ở Việt Nam còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa duy nhất do phụ nữ lãnh đạo trong lịch sử Việt Nam đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền dân tộc, lập nên một nhà nước vương triều độc lập. Tiếp nối truyền thống đó, ngày nay, trong hòa bình và thời kỳ đổi mới, phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu vươn lên, đóng góp công sức ở mọi mặt của xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và luôn xứng đáng với 8 chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã trao tặng: Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm ngày 8/3 tại các cấp công đoàn trong ngành Ngân hàng
BNC