Theo xếp hạng của Moody’s, LienVietPostBank đang có cùng mức xếp hạng với 5 ngân hàng thương mại cổ phần: ABBank, ACB, MB, VIB, Techcombank và chỉ thấp hơn 3 ngân hàng thương mại quốc doanh là VietinBank, Vietcombank, BIDV.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's lần đầu tiên đưa ra xếp hạng tín nhiệm đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Theo đó, xếp hạng dài hạn của LienVietPostBank ở mức B2, triển vọng tích cực đối với tiền gửi bằng nội tệ và nhà phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ, triển vọng ổn định đối với tiền gửi bằng ngoại tệ.
Mức xếp hạng trên phản ánh đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) của LienVietPostBank ở mức B2 và mức độ hỗ trợ của Chính phủ đối với Ngân hàng ở mức tích cực B1. BCA ở mức B2 cũng cho thấy sự cải thiện về chất lượng tài sản và các các chỉ số sinh lời của LienVietPostBank.
Bên cạnh đó, Moody’s xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi ngắn hạn bằng nội tệ và ngoại tệ của Ngân hàng ở mức Not Prime và đánh giá rủi ro đối tác ở mức B1(cr)/NP(cr).
LienVietPostBank là một ngân hàng TMCP tư nhân cỡ vừa có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam. Tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2017, tổng tài sản của LienVietPostBank đạt 142 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 6,2 tỷ USD), trong đó tổng dư nợ đạt 93 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 4 tỷ USD).
Các khoản cho vay của LienVietPostBank tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp và bán lẻ, lần lượt chiếm 54% và 32% trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm 30/06/2017. Ngân hàng đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay sang hướng bán lẻ trong những năm tới.
Theo xếp hạng của Moody’s, LienVietPostBank đang có cùng mức xếp hạng với 5 ngân hàng thương mại cổ phần: ABBank, ACB, MB, VIB, Techconbank và chỉ thấp hơn 3 ngân hàng thương mại quốc doanh là VietinBank, Vietcombank, BIDV.
Theo xếp hạng của Moody’s, LienVietPostBank đang có cùng mức xếp hạng với 5 ngân hàng thương mại cổ phần: ABBank, ACB, MB, VIB, Techconbank và chỉ thấp hơn 3 ngân hàng thương mại quốc doanh là VietinBank, Vietcombank, BIDV.
Về khả năng huy động vốn, tại thời điểm 30/06/2017, tiền gửi của khách hàng chiếm 76% tổng tài sản của ngân hàng, tuy nhiên hầu hết trong số đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Moody’s kỳ vọng rằng nguồn vốn của LienVietPostBank sẽ được cải thiện nhờ nguồn huy động ổn định từ tiền gửi của cá nhân với chi phí thấp thông qua việc khai thác của ngân hàng đối với mạng lưới bưu cục và phòng giao dịch bưu điện rộng lớn khắp Việt Nam.
Tình hình thanh khoản chung của LienVietPostBank tương đối dồi dào với tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản chiếm 39% tài sản hữu hình vào cuối năm 2016.
Khả năng hỗ trợ của Chính phủ đối với LienVietPostBank được Moody’s áp dụng giả định ở mức vừa phải, tương tự như đối với các ngân hàng tư nhân khác ở Việt Nam. Sự hỗ trợ giả định này chủ yếu dựa trên thị phần của LienVietPostBank chiếm khoảng 1,9% tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng vào cuối năm 2016.
Moody’s có thể tăng mức đánh giá tín nhiệm tiền gửi dài hạn bằng nội tệ và nhà phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ B2 đối với LienVietPostBank nếu mức xếp hạng tín nhiệm đối với nền kinh tế Việt Nam được điều chỉnh tăng lên.
Các chỉ số về chất lượng tài sản của LienVietPostBank đã được cải thiện trong năm 2016 và ngày càng ổn định. Tỉ lệ nợ có vấn đề trên tổng dư nợ sau điều chỉnh của LienVietPostBank cuối năm 2016 ở mức 4,2%, cải thiện so với con số 6,5% cuối năm 2015. Tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2017, tỉ lệ này ở mức 4,4%. Theo định nghĩa của Moody’s, các khoản nợ có vấn đề sau điều chỉnh bao gồm nợ cần chú ý, nợ xấu và các khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC).
Các khoản cho vay của LienVietPostBank tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp và bán lẻ, lần lượt chiếm 54% và 32% trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm 30/06/2017. Danh mục cho vay các tổ chức kinh tế của LienVietPostBank tập trung cao vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng, đây là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro tín dụng mặc dù ngân hàng đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay sang hướng bán lẻ.
Trong thời gian gần đây LienVietPostBank đã có những thay đổi về lãnh đạo cấp cao cũng như cơ cấu cổ đông. Tháng 6/2017, Công ty Cổ phần Him Lam, một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam và là một trong những cổ đông sáng lập của LienVietPostBank, đã thoái toàn bộ 15% vốn tại Ngân hàng. Việc thoái vốn này nhằm tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng.
Ông Dương Công Minh, chủ sở hữu Công ty Cổ phần Him Lam và là nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) LienVietPostBank, đã từ chức Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank vào tháng 4 năm 2017 để chuyển sang làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Xếp hạng Caa1 Tiêu cực, caa2).
Như vậy, theo xếp hạng của Moody’s, LienVietPostBank đang có cùng mức xếp hạng với 5 ngân hàng TMCP: Ngân hàng An Bình (ABB), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Quân Đội (MB), Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); và chỉ thấp hơn 3 ngân hàng TMQD: Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).