Sáng 28/7, tại Hà Nội đă diễn ra Lễ ký kết Quy chế phối hợp giai đoạn 2015 - 2020 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam.
Tới dự Lễ ký kết có Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng, Thứ trưởng, TGĐ BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh; Nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi Việt Nam Cù Thị Hậu; các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải, Nguyễn Thị Thu Hồng; Phó TGĐ BHXH Việt Nam Nguyễn Đình Khương, Nguyễn Minh Thảo, Đỗ Thị Xuân Phương và đại diện các Ban, đơn vị của hai cơ quan.
Báo cáo sơ kết tình hình triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa hai bên từ năm 2012 đến nay, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho biết, công tác chỉ đạo triển khai Quy chế phối hợp thời gian qua đă được lănh đạo BHXH Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quan tâm; các nội dung phối hợp hàng năm được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, thuận lợi trong triển khai thực hiện và làm cơ sở để các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp tình hình của mỗi địa phương. Tổ chức Công đoàn và cơ quan BHXH các cấp đă thực hiện khá nghiêm túc việc xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp. Các nội dung phối hợp đều bám sát vào kế hoạch của Tổng Liên đoàn và BHXH Việt Nam, yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, chú trọng đến việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động.
Từ năm 2012 cho đến nay, trong suốt quá trình sửa đổi Luật Việc làm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT 2014 và Luật BHXH 2014, BHXH Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp rất chặt chẽ trong việc tập hợp các ý kiến, kiến nghị của người lao động, người sử dụng lao động và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT để đề xuất kiến nghị xây dựng và sửa đổi, bổ sung các Luật trên cũng như trong quá trình tham gia góp ý, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Nhiều ý kiến góp ý của 2 ngành trong quá trình xây dựng Luật cơ bản thống nhất như: quy định về bổ sung chức năng thanh tra đóng cho BHXH Việt Nam; chuyển chức năng khởi kiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH cho tổ chức Công đoàn; sổ BHXH giao cho người lao động quản lý; sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục hồ sơ tham gia và hưởng BHXH vừa đảm bảo công tác quản lý, thuận tiện cho tổ chức BHXH nhưng cũng đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động…
Đặc biệt, trước những tình huống nảy sinh trong thực tiễn, hai ngành đă chủ động phối hợp hiệu quả tìm giải pháp khắc phục, giải quyết, góp phần bảo vệ hiệu quả quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, qua đó góp phần củng cố lòng tin của người lao động, người sử dụng lao động, đă nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong xă hội.
Trong công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, giải quyết khiệu nại, tố cáo và tranh chấp về BHXH, BHYT, hai bên đă tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật tại 7 tỉnh, dự kiến trong năm 2015 sẽ kiểm tra tại 2 tỉnh. Năm 2014, BHXH VN và Tổng LĐLĐ VN thực hiện chương trình phối hợp kiểm ta với Bộ LĐTBXH tại 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Nam và Long An; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc giám sát việc thực hiện pháp luật BHXH tại 4 tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Bà Rịa Vũng Tàu và Tiền Giang, đề nghị thu quỹ BHXH số tiền nợ 7,8 tỷ đồng; phối hợp với Thanh tra Chính phủ thanh tra BHXH tại 60 DN trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố với số tiền thu nợ BHXH lên đến hàng chục tỷ đồng…
Tuy nhiên, thời gian qua, số doanh nghiệp gặp khó khăn, phải phá sản, giải thể, tạm ngừng hoạt động vẫn ở mức cao, đă khiến nhiều lao động mất việc làm, ảnh hưởng đến việc đảm bảo đời sống của người lao động và thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT. Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động vẫn diễn ra với số nợ BHXH lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, đă làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của hàng trăm ngàn người lao động. Một số nơi đẩy mạnh xử lý doanh nghiệp nợ BHXH để bảo vệ người lao động, tuy nhiên việc khởi kiện, đòi nợ của cơ quan BHXH vẫn còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp sau khi ṭa đă xử cũng không có tài sản để thi hành án. Vẫn còn một số doanh nghiệp chủ bỏ trốn để lại khoản nợ lớn, trong đó có tiền lương, tiền BHXH của người lao động...
Để nâng cao hiệu quả quy chế phối hợp giữa hai ngành, khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện, trong thời gian tới Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam xác định các nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung phối hợp nghiên cứu, tham gia góp ý xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm. Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động theo quy định của pháp luật. Tiếp tục phối hợp trong việc theo dõi, chỉ đạo giải quyết tồn đọng về TNLĐ, BNN trước năm 1995 khi có yêu cầu của địa phương, ngành.
Hai bên thống nhất, tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cắt giảm hồ sơ, biểu mẫu, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT; nghiên cứu, đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền pháp luật về BHXH, BHYT phù hợp với đối tượng người lao động và đoàn viên công đoàn. Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT; Thực hiện tốt việc khởi kiện ra ṭa và có giải pháp giảm tình trạng chậm đóng, nợ đọng dây dưa, kéo dài. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tránh nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
Theo Phó TGĐ BHXH Việt Nam Nguyễn Đình Khương, để phù hợp hơn với tình hình thực tế và các văn bản pháp luật mới, Tổng LĐLĐVN và BHXH Việt Nam đă thống nhất ký kết Quy chế phối hợp giai đoạn 2015-2020 nhằm tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa hai ngành trong chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN hướng tới mục tiêu thực hiện có hiệu quả các chính sách này đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Quy chế phối hợp công tác giữa hai ngành giai đoạn 2015-2020 đă bổ sung nhiều nội dung mới, trong đó đáng chú ý là điều 10, chương II quy định về phối hợp trong việc thực hiện khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Theo đó, Tổng LĐLĐVN có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn các cấp CĐ thực hiện quyền khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, tập thể NLĐ; BHXH VN có trách nhiệm chỉ đạo BHXH các cấp cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ và phối hợp với CĐ cùng cấp trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH và tham gia tố tụng tại tòa án với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Quy chế cũng đề cập đến sự phối hợp như trên ở cấp BHXH và LĐLĐ các tỉnh, CĐ ngành Trung ương, CĐ Tổng Cty trực thuộc Tổng LĐLĐVN (tại điều 22, chương III). Ngoài ra, hai bên còn bổ sung nội dung phối hợp trong công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN…
Phát biểu tại Lễ kí kết, Chủ tịch TLĐ Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh: Sự phối hợp công tác chặt chẽ giữa BHXH và tổ chức Công đoàn nhằm giúp hai bên thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình bởi cả hai đều có chung đối tượng, chung mục tiêu, đó là an sinh xă hội và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Đồng chí cũng tin tưởng, sau khi quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2015 - 2020 được ký kết, hoạt động phối hợp giữa hai ngành sẽ chặt chẽ, hiệu quả hơn, công tác BHXH sẽ được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Theo Congdoanvn.org.vn