Sáng 17.4, Hội nghị lần thứ 11 (khoá XI) Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đă khai mạc tại TPHCM để thảo luận, cho ý kiến vào tờ tŕnh về việc xây dựng Đề án trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị “Tăng cường sự lănh đạo của Đảng trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất”; tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên trong tổ chức công đoàn. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chủ trì hội nghị.
Theo dự thảo đề án, đến hết năm 2014, cả nước có 295 KCN, KCX, trong đó có 212 KCN, KCX đă đi vào hoạt động, thu hút gần 2,2 triệu CNLĐ làm việc. Đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ trong các KCN, KCX hiện nay còn nhiều yếu kém, do nhiều nguyên nhân. Các cấp ủy Đảng có vai trò quan trọng trong việc lănh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra về xây dựng GCCN Việt Nam trong tình hình mới hiện nay. CNLĐ trong các KCN, KCX có những đặc thù riêng, rất cần phải có vai trò lănh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nếu không sẽ có những hệ lụy ảnh hưởng đến sự ổn định an ninh, chính trị, kinh tế - xă hội của đất nước.
Kết quả khảo sát thực trạng đời sống văn hoá của CNLĐ trong KCX - KCN, cho thấy tổ chức CĐ các cấp đă quan tâm đến chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức xây dựng các thiết chế và hoạt động văn hoá, thể thao cho CNLĐ. Các DN ngoài quốc doanh và DN FDI bước đầu có sự điều chỉnh trong việc thực hiện trách nhiệm xă hội, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho CNLĐ. Tuy nhiên, đời sống vật chất CNLĐ còn nhiều khó khăn, nên ảnh hưởng đến đời sống văn hoá, tinh thần; tác phong công nghiệp trong CNLĐ còn nhiều hạn chế; môi trường văn hoá ở nhiều nơi chưa lành mạnh; điều kiện sinh hoạt văn hoá, thể thao của CNLĐ hầu như chưa có; mức hưởng thụ về văn hoá rất thấp; xuất hiện những hệ lụy về văn hoá - xă hội đáng lo ngại trong đời sống văn hoá, tinh thần của CNLĐ ở các KCN, đời sống văn hoá tinh thần của CNLĐ trong các KCX - KCN còn nhiều bất cập.
Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài những tác động khách quan nhận thức và sự quan tâm lănh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của hệ thống chính trị về công tác xây dựng đời sống văn hoá CNLĐ có lúc, có nơi còn nhiều hạn chế. Hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xây dựng đời sống CNLĐ hiện chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, mới chỉ mang tính định hướng. Công tác xây dựng, phê duyệt và cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư cho các KCX - KCN ngay từ đầu chưa gắn với quy hoạch xây dựng các công tŕnh, cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hoá - xă hội dành cho CNLĐ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương chưa quan tâm thỏa đáng đến việc đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần cho CNLĐ; công tác quản lý nhà nước về văn hóa còn thụ động, chưa khoa học, thiếu nguồn lực và cơ chế phù hợp. Một bộ phận CNLĐ còn thụ động, bị những khó khăn về đời sống vật chất, xem nhẹ đời sống văn hoá tinh thần.
Mục tiêu tổng quát của đề án là cải thiện đời sống vật chất cho CNLĐ, đảm bảo điều kiện để CNLĐ yên tâm làm việc và quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần; Tạo được sự chuyển biến tích cực, tiến bộ về nhận thức và hành động, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ trong KCX - KCN; Nâng cao thực chất đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ.
Nhiều ý kiến của các uỷ viên ĐCT nhận xét dự thảo đề án và chỉ thị đă có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng trên cơ sở khảo sát thực tế. Các ý kiến cũng thống nhất đề nghị cần có Ban chỉ đạo Trung ương để thực hiện đề án cho có tính xuyên suốt đến các địa phương và cần nhấn mạnh đến vai trò lănh đạo của các cấp uỷ Đảng trong việc thực hiện chỉ thị, đề án cũng như cần nêu rõ tồn tại và trách nhiệm để xảy ra tồn tại đó.
Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, cho biết sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các uỷ viên ĐCT Tổng LĐLĐVN, ghi nhận kiến nghị bổ sung một số cơ quan như Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch, Thông tin - Truyền Thông, Bộ LĐTBXH làm thành viên Ban chỉ đạo và sẽ hoàn thiện dự thảo chỉ thị, đề án để trình Ban Bí thư quyết định.
Sáng cùng ngày, hội nghị cũng nghe dự thảo sửa đổi bổ sung “Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên trong tổ chức công đoàn" ban hành kèm theo Quyết định số 751/QĐ-TLĐ ngày 25/5/2001 của ĐCT Tổng LĐLĐVN. Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Lý, quy chế mới được chia thành 5 chương với 5 nhóm nội dung cụ thể, mỗi chương đều quy định rơ các điều, khoản để thực hiện. Đồng thời trong quy chế cũng quy định rõ đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh và các nguyên tắc chung trong quản lý hồ sơ. Mục tiêu sửa đổi nhằm cập nhật các quy định mới của pháp luật trong công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đồng thời cụ thể hóa các quy định này thành các quy định về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trong tổ chức CĐ. Quy chế được sửa đổi theo mục tiêu ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, thống nhất, dễ áp dụng trong toàn hệ thống CĐ.
Góp ý cho dự thảo quy chế, nhiều ý kiến của các uỷ viên ĐCT cho rằng cần ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá quản lý hồ sơ bằng hệ thống máy tính vừa hiện đại, dễ lưu trữ, tra cứu, sử dụng Việc quản lý hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ trong hệ thống CĐ phải đầy đủ nhưng có sự phân cấp.
Theo Congdoanvn.org.vn